Nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN cấp Đại học Huế mã số DHH2021-15-17

Ngày 29/12/2023, Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế tổ chức nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN cấp Đại học Huế “Nghiên cứu chiết tách và xác định hoạt tính sinh học của các flavonoid từ cây An xoa (Helicteres hirsuta Lour.) thu tại Thừa Thiên Huế”, mã số: DHH2021-15-17 do ThS. Đặng Thanh Long làm chủ nhiệm, Viện CNSH, Đại học Huế là đơn vị chủ trì.

Tại buổi nghiệm thu, ThS. Đặng Thanh Long – đại diện nhóm nghiên cứu đã trình bày tóm tắt quá trình nghiên cứu, một số kết quả chính của đề tài như: (1) Phương trình hồi quy tuyến tính tối ưu nhằm thu được hàm lượng flavonoid tổng số (Y mg Catechin/g chiết xuất khô) cao nhất theo tính toán lý thuyết từ lá An xoa là: Y = 8,58 – 1,43 X4 – 1,78 X1X3 + 1,28 X3X4 – 1,08 X12 – 3,67 X22 – 3,22 X32 – 2,43X42. Điều kiện tối ưu theo tính toán lý thuyết để thu được flavonoid toàn phần từ lá An xoa cao nhất 7,78425 (mg Catechin/g chiết xuất khô) là thời gian (30 phút); nồng độ dung môi methanol (52,2407%), tần số sóng siêu âm (12,4253) và tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là (1:19,9145 (w/v)). Kết quả thu được từ thí nghiệm thực tế thấp hơn không đáng kể so với tính toán lý thuyết (7,538 (mg Catechin/g chiết xuất khô)); (2) Phương trình hồi quy tuyến tính tối ưu nhằm thu được hàm lượng flavonoid tổng số (Y mg Catechin/g chiết xuất khô) cao nhất theo tính toán lý thuyết từ rễ An xoa là: Y = 5,41– 1,31 X12 – 0,8286 X22 – 0,9172 X32 – 0,6657X42. Điều kiện tối ưu theo tính toán lý thuyết để thu được flavonoid toàn phần từ rễ An xoa cao nhất 3,52684 (mg Catechin/g chiết xuất khô) là nồng độ dung môi methanol (50%), tần số sóng siêu âm (12) và tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là (1:30 (w/v)). Kết quả thu được từ thí nghiệm thực tế thấp hơn không đáng kể so với tính toán lý thuyết 5,205 (mg Catechin/g chiết xuất khô); (3) Kết quả phân tích LC-MS/MS cho thấy có 36 hợp chất có mặt trong cao tinh sạch methanol, trong đó có 22 hợp chất có bản chất là flavonoid (61,111%). Cao tinh sạch methanol từ lá cây An xoa thể hiện hoạt tính bắt gốc tự do DPPH cao (IC50 = 521,498 µg/mL), hoạt tính ức chế lên một số dòng ung thư thể hiện ở mức trung bình, với IC50 dao động từ 104,02 – 188,48 µg/mL. Tác dụng gây độc tốt nhất của cao tinh sạch methanol từ lá An xoa lên dòng tế bào ung thư bạch cầu cấp ở người (human leukemia, HL-60) với giá trị IC50 = 104,02 µg/mL; (4) Đối với cao chiết phân đoạn methanol thu được từ rễ cây An xoa: Kết quả phân tích LC-MS/MS cho thấy có 30 hợp chất có mặt trong cao tinh sạch methanol, trong đó có 20 hợp chất có bản chất là flavonoid (66,667%). Cao tinh sạch methanol từ rễ cây An xoa thể hiện hoạt tính bắt gốc tự do DPPH cao (IC50 = 521,498 µg/mL), hoạt tính ức chế lên một số dòng ung thư thể hiện ở mức trung bình, với IC50 dao động từ 115,811 – 219,170 µg/mL. Tác dụng gây độc tốt nhất của cao tinh sạch methanol từ rễ An xoa lên dòng tế bào ung thư bạch cầu cấp ở người (human leukemia, HL-60) với giá trị IC50 = 115,811 µg/mL. Sau quá trình thực hiện đề tài, chủ nhiệm và các thành viên nghiên cứu đã công bố 03 bài báo quốc tế.

Các thành viên Hội đồng nghiệm thu ghi nhận kết quả nghiên cứu đồng thời cũng chỉ ra một số lỗi hình thức, thuật ngữ, cấu trúc báo cáo… nên cần bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo.

Phát biểu tại buổi nghiệm thu, PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải – Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đã nhất trí với các nhận xét, đánh giá của phản biện và các thành viên Hội đồng; đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến phản biện, góp ý, nhận xét của các thành viên Hội đồng nghiệm thu để tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo tổng đề tài.

Kết quả đánh giá xếp loại của đề tài: Đạt

ThS. Đặng Thanh Long báo cáo tại buổi nghiệm thu

Tiếng Việt