Nghiên cứu một số đặc điểm của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh chết sớm trên tôm thẻ giống nuôi tại Điền Hương, Phong Điền, Thừa Thiên Huế

 Nội dung tóm tắt: Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS) đã gây thiệt hại vô cùng to lớn về cả sản lượng và lợi nhuận. Theo Lightner (2012) [9], tác nhân chính gây bệnh tôm chết sớm là do gene bám dính trên Vibrio parahaemolyticus sản sinh độc tố làm cho gan tụy teo và chết. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng EMS được gây ra bởi một chủng duy nhất của một loài vi khuẩn tương đối phổ biến - Vibrio parahaemolyticus. Vi khuẩn được lây truyền qua đường miệng, sau đó chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa tôm, tạo ra độc tố gây phá hủy mô, làm rối loạn chức năng của gan tụy và cơ quan tiêu hóa của tôm. Cộng đồng khoa học thế giới đã phân biệt có đến hàng trăm dòng Vibrio parahaemolyticus khác nhau thuộc loài này, tuy nhiên chỉ có một thiểu số các dòng có độc lực gây bệnh EMS trên tôm là một trong số các thiểu số đó (Lộc Trần và ctv., 2013) [7], song nếu sự xuất hiện của vi khuẩn này nhiều và mật độ cao (105 CFU) thì sẽ gây bệnh, thậm chí gây chết cho động vật thủy sản. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân cũng như các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh trong ao nuôi là rất cần thiết.

 Thể loại: Trong nước

 Tác giả: Nguyễn Thị Bích Đào, Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Văn Khanh

 Đơn vị: Phòng thí nghiệm Công nghệ enzyme và protein

 Đăng tại: Tạp chí Khoa học - Đại học Huế

 Tập, (số), trang: 98, 10, 13-22

 Số ISSN/ISBN: ISSN 2588-1191

 Chỉ số Impact factor:

 Điểm số theo QĐ của HĐ chức danh GS Nhà nước: 0,75

 Năm công bố: 2014

 File đính kèm:

 Số lần xem: 563

 Ngày cập nhật:

Tiếng Việt