PHÒNG THÍ NGHIỆM VI SINH VẬT HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÊN MEN

—♦—


I. TÊN GỌI

Tiếng Việt: Phòng thí nghiệm Vi sinh vật học và Công nghệ lên men

Tiếng Anh: Laboratory of Microbiology and Fermentation Technology

ThS. Tống Thị Huế

Phụ trách phòng thí nghiệm
Email: tongthihue@hueuni.edu.vn
Số điện thoại: 0346 904 557


II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

STT Họ và tên Học hàm/
học vị
Vị trí công việc Số điện thoại Email
1 Tống Thị Huế ThS Phụ trách Phòng 0346 904 557 tongthihue@hueuni.edu.vn
2 Đặng Thanh Long TS Nghiên cứu viên 0914 207 992 dtlong@hueuni.edu.vn
3 Phạm Mai Thu Thủy ThS Nhân viên 0935 552 992 pmtthuy@hueuni.edu.vn


III.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

1. Chức năng

  • Thực hiện nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo đại học và sau đại học, tư vấn và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ vi sinh vật và lên men.

2. Nhiệm vụ

  • Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ vi sinh vật và lên men.
  • Thực hiện liên kết đào tạo đại học và sau đại học về công nghệ vi sinh vật và lên men với các trường đại học trong và ngoài đại học Huế.
  • Xây dựng chương trình và tham gia đào tạo kỹ thuật viên hoặc các khóa tập huấn ngắn hạn về công nghệ vi sinh vật và lên men.
  • Tham gia các hoạt động ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ vi sinh vật và lên men để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.


IV. CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

  • Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật có giá trị cao ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, xử lý môi trường và y tế.
  • Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật để xử lý ô nhiễm môi trường, nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm và sản xuất phân bón sinh học.
  • Nghiên cứu ứng dụng các vi khuẩn Probiotic và prebiotic bổ sung trong thức ăn chăn nuôi và thủy sản.
  • Nghiên cứu sử dụng các vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ các loại bệnh trên cây trồng và thủy sản.
  • Sản xuất các sản phẩm sinh học kháng vi sinh vật gây bệnh trên thực vật và động vật.
  • Nghiên cứu, phát triển và tối ưu hóa quá trình lên men trong sản xuất các hoạt chất giá trị từ vi sinh vật.
  • Nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi sinh vật sinh tổng hợp chất kháng sinh, enzyme và xây dựng quy trình công nghệ lên men sản xuất các chất kháng sinh và enzyme công nghiệp từ vi sinh vật để  ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và y học.
  • Nghiên cứu hoàn thiện các kỹ thuật lên men vi sinh vật và sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm lên men truyền thống.
  • Nghiên cứu lên men các sản phẩm mới từ các sản phẩm nông nghiệp có sẵn phù hợp với thị hiếu hiện nay.
  • Nghiên cứu ứng dụng các vật liệu mới làm chất mang cố định tế bào và enzyme trong quá trình chuyển hóa sinh học tạo ra sản phẩm mới ứng dụng trong y học, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và bảo vệ môi trường.


V. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

  • Nghiên cứu phân lập các chủng xạ khuẩn bản địa có hoạt tính đối kháng cao với nấm Phytophtora gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu (cấp Viện).
  • Tái canh cây hồ tiêu bền vững trên đất đã nhiễm bệnh bằng việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp tại tỉnh Gia Lai (đề tài cấp tỉnh).
  • Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất, nước vùng phụ cận dự án khai thác bauxite Nhân Cơ, Đăk Nông và Tân Rai, Lâm Đồng (cấp Bộ).
  • Nghiên cứu chế tạo kháng thể phòng trị bệnh lở loét do vi khuẩn Vibrio sp. gây ra ở cá, mã số: CT-2018-DHH-05 (cấp Bộ).
  • Nghiên cứu tạo dòng và biểu hiện gene mã hóa tạo glycoprotein C (gC) và glycoprotein gE (US8) của virus dịch tả vịt trong tế bào vật chủ E. coli BL21 (DE3), mã số: DHH2017-15-07 (cấp Bộ).
Tiếng Việt