Hội thảo khoa học lấy ý kiến xây dựng Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam đến năm 2030

Ngày 16/11/2022, Tổng cục Môi trường đã tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến xây dựng Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam đến năm 2030 tại Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030. Tham dự Hội thảo có đại diện các đơn vị thuộc các Bộ, Sở /ngành; các Viện/Trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các chuyên gia; hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, sinh học cùng lãnh đạo và đại diện các đơn vị thuộc Tổng cục Môi trường.

Hội thảo nhấn mạnh mục tiêu kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 là tập trung nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp sinh học, đổi mới cơ chế chính sách, tranh thủ hợp tác và hỗ trợ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư và sản xuất sản phẩm từ công nghệ sinh học trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường, anh ninh quốc phòng và trở thành một ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phục vụ an sinh xã hội, bảo vệ môi trường bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đây là cơ sở để định hướng xây dựng đề án phù hợp với thực tế và huy động nguồn lực hỗ trợ thực hiện công tác liên quan nhằm đạt mục tiêu và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo Quyết định 553/QĐ-TTg.

Đại biểu tham dự Hội thảo

Với 04 báo cáo cùng những chia sẻ, góp ý đến từ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học, môi trường đã cung cấp cái nhìn khách quan, định hướng thiết thực về hiện trạng, tầm nhìn và hiệu quả mong đợi phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, y dược, công thương và an ninh quốc phòng. Về phía Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế, TS. Hồ Ngọc Hân – Phụ trách Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử đã trình bày nội dung ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường thông qua thành tựu và định hướng của đơn vị.

TS. Hồ Ngọc Hân, Phụ trách Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử – Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế báo cáo tại Hội thảo

Thảo luận tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện hiệp hội, doanh nghiệp đã tiếp tục phân tích, đánh giá, đóng góp nhiều ý kiến, đề xuất những định hướng, giải pháp cần bổ sung vào Dự thảo Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2045.

Kết luận tại Hội thảo, PGS.TS. Phí Quyết Tiến – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đồng chủ trì Hội thảo gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể đại biểu tham dự, cũng như nhấn mạnh vai trò của Hội thảo; đồng thời PGS.TS. Phí Quyết Tiến cho biết sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý và bổ sung, hoàn thiện dự thảo xây dựng Đề án.

Tiếng Việt