Điểm lại một số thành tựu khoa học công nghệ tiêu biểu tại Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế

Khoa học và công nghệ (KH&CN) được Đảng và Chính phủ xác định là một trong những chìa khóa quan trọng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội hiệu quả, bền vững được thể hiện qua chủ đề ngày KH&CN Việt Nam 18/05/2022 là “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội”.

Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế (Viện) là đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ trong mô hình đại học, KH&CN là thế mạnh và cũng là lĩnh vực được đơn vị hết sức lưu tâm bên cạnh các mảng hoạt động khác của đơn vị như đào tạo, sở hữu trí tuệ… Vì thế, ngày 18 tháng 5 là ngày có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ với giới trí thức KH&CN Việt Nam mà còn đối với mỗi cán bộ, viên chức, người lao động đang công tác tại Viện.

Năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 được đánh giá là mốc thời gian đơn vị gặp nhiều khó khăn khi thực hiện, triển khai tiến độ của các đề tài, dự án cũng như thực hiện các hoạt động KH&CN khác vì tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và nguy hiểm. Với nỗ lực của cả tập thể, Viện đã đạt được những thành tựu nổi bật về KH&CN, đáng kể đến như:

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN: (1) Viện đang thực hiện 05 đề tài cấp Nhà nước (01 Dự án sản xuất và 04 đề tài độc lập); (2) 01 đề tài thuộc Chương trình KH&CN cấp Bộ: Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017 – 2025 theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện từ năm 2019, 02 đề tài thuộc Chương trình KH&CN cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện từ năm 2021, 06 đề tài thuộc Chương trình KH&CN cấp Bộ thực hiện từ năm 2022; (3) 02 đề tài cấp tỉnh Thừa Thiên Huế được ký hợp đồng thực hiện năm 2021, 2022 và 01 dự án cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đang chuẩn bị hồ sơ ký hợp đồng thực hiện; (4) 07 đề tài cấp Đại học Huế; (5) 06 dự án/nhiệm vụ/đề tài hợp tác quốc tế và 01 đề tài Nafosed cùng nhiều đề tài KH&CN cấp cơ sở đã và đang được thực hiện.

Về xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động KH&CN: Viện đã tiến hành xây dựng và vận hành phòng thí nghiệm Sinh học phân tử đạt mức An toàn sinh học cấp II để thực hiện công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 phục vụ cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, hỗ trợ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế (theo Quyết định số 2172/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2021của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc trưng dụng Phòng Thí nghiệm Sinh học phân tử của Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế làm cơ sở xét nghiệm, sàng lọc SARS-CoV-2).

Về công bố khoa học: Năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, tập thể cán bộ Viện đã công bố 33 bài báo quốc tế và 20 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín trong nước.

Bên cạnh đó, nhiều viên chức của Viện đã nhận được giải thưởng uy tín về KH&CN như Giải thưởng Cố đô, nhà trí thức tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong hoạt động KHCN tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cán bộ Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử

PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải – Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế; chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống cây rau má tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” phát biểu tại Hội nghị công bố triển khai đề tài

TS. Hồ Đắc Thái Hoàng – Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường – Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế, nhà trí thức có thành tích xuất sắc trong hoạt động KHCN và công tác vận động trí thức được tôn vinh tại lễ tôn vinh trí thức KHCN tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI, năm 2022

 

 

Tiếng Việt