PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Phó Giám đốc Đại học Huế đã dự phiên khai mạc và phát biểu chỉ đạo hội thảo. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Liên, Viện phó Viện Công nghệ sinh học đọc diễn văn khai mạc hội thảo.
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Liên đọc diễn văn khai mạc Hội thảo
PGS.TS. Nguyễn Quang Linh phát biểu chỉ đạo Hội thảo
Các báo cáo tại hội thảo đã đi sâu vào các hướng nghiên cứu và ứng dụng thành tựu Công nghệ sinh học của các nhà khoa học tại Đại học Huế.
Tại phiên báo cáo toàn thể các báo cáo trình bày các hướng nghiên cứu thành công của các nhóm tác giả, bao gồm: “Sản xuất các hợp chất dùng làm dược phẩm bằng nuôi cấy tế bào thực vật và cây chuyển gen” của GS.TS. Nguyễn Hoàng Lộc, Bộ môn Công nghệ sinh học, Trường ĐHKH ĐHH; “Nghiên cứu sản xuất Kit phát hiện nhanh kháng nguyên bám dính của vi khuẩn Escherichia coli” của PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân, Viện Công nghệ sinh học ĐHH; “Ứng dụng công nghệ nano trong chẩn đoán và điều trị ung thư” của PGS.TS. Trần Hữu Dũng, Trường ĐHYD ĐHH; “Sản phẩm sinh học Pseudomonas putida: từ nghiên cứu đến ứng dụng và ra thị trường” của PGS.TS. Trần Thị Thu Hà, Trường ĐHNL ĐHH; và “Giải pháp tổng thể cho phòng thí nghiệm Sinh học phân tử” của Nguyễn Quỳnh Anh, Công ty TNHH Phát triển Công nghệ ứng dụng Việt Nam, Hà Nội.
GS.TS. Nguyễn Hoàng Lộc trình bày báo cáo
Các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm
Buổi chiều, có 15 báo cáo được trình bày tại các tiểu ban: Công nghệ gen, Công nghệ tế bào, Công nghệ sinh học nông nghiệp và Y dược. Nội dụng các báo cáo đi sâu vào các hướng nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ sinh học trong nông nghiệp, y dược và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội.
Hội thảo là cơ hội để các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài Đại học Huế có cơ hội tìm hiểu, học hỏi, hợp tác, chuyển giao và tìm ra những hướng đi để đưa các sản phẩm nghiên cứu đến với thị trường. Hội thảo là một buổi học thuật qúy giá cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên, đây là cơ hội để các nhà khoa học trẻ học tập và định hướng cho sự phát triển nghiên cứu trong tương lai.