CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU

—♦—

1. Phòng thí nghiệm Công nghệ Gen

  • Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học bằng công nghệ DNA tái tổ hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
  • Nghiên cứu đa dạng sinh học các nguồn gen quý hiếm.
  • Nghiên cứu cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở thực vật và vi sinh vật.
  • Nghiên cứu bảo tồn và nhân giống các nguồn gen thực vật, vi sinh vật có giá trị.
  • Nghiên cứu sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật và vi sinh vật.


2. Phòng thí nghiệm Tế bào

  • Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen của các cây dược liệu quý hiếm, nhân giống in vitro các loài cây có giá trị cao để cung cấp cho thị trường.
  • Nghiên cứu nuôi cấy sinh khối tế bào thực vật để sản xuất các hoạt chất sinh học cung cấp nguyên liệu cho ngành dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm.
  • Nghiên cứu chọn dòng tế bào các loài cây nông lâm nghiệp có khả năng chống chịu stress (chịu hạn, chịu ngập úng, chịu mặn…) và cây trồng sạch bệnh…
  • Nghiên cứu sản xuất sinh khối tảo làm thực phẩm chức năng cho người, làm thức ăn sử dụng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
  • Nghiên cứu sản xuất các hợp chất sinh học có giá trị cao và nhiên liệu sinh học từ vi tảo.
  • Nghiên cứu cơ chế điều hòa sinh tổng hợp các hợp chất sinh học trong cơ thể thực vật và vi tảo.
  • Nghiên cứu cơ chế tác động của một số hoạt chất sinh học từ vi tảo và thực vật lên các tế bào động vật.
  • Nghiên cứu sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ làm giảm quá trình lão hóa, ung thư, tiểu đường.
  • Nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ nấm dược liệu.


3. Phòng thí nghiệm Công nghệ enzyme và protein

  • Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật sản xuất enzyme mạnh, có giá trị cao.
  • Ứng dụng sử dụng enzyme và protein từ vi sinh vật để xử lý ô nhiễm môi trường, nuôi trồng thủy sản, tăng cường lưu trữ, chế biến thực phẩm và sản xuất phân bón sinh học.
  • Sản xuất và ứng dụng enzyme vi sinh tái tổ hợp.
  • Công nghệ hóa chu trình trao đổi chất nhằm tăng cường sản xuất các enzyme giá trị cao từ vi sinh vật.
  • Nghiên cứu cấu trúc, mô hình hóa, chức năng enzyme và protein quan trọng.
  • Nghiên cứu cố định enzyme, protein, phát triển các loại màng sinh học.
  • Nghiên cứu, phát triển và tối ưu hóa quá trình lên men, sản xuất các enzyme, protein giá trị.
  • Nghiên cứu đặc điểm của gene bệnh bằng kỹ thuật knock out gen.
  • Nghiên cứu an toàn vệ sinh thực phẩm, rau, củ, quả.


4. Phòng thí nghiệm Vi sinh vật học và Công nghệ lên men

  • Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật có giá trị cao ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, xử lý môi trường và y tế.
  • Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật để xử lý ô nhiễm môi trường, nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm và sản xuất phân bón sinh học.
  • Nghiên cứu ứng dụng các vi khuẩn Probiotic và prebiotic bổ sung trong thức ăn chăn nuôi và thủy sản.
  • Nghiên cứu sử dụng các vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ các loại bệnh trên cây trồng và thủy sản.
  • Sản xuất các sản phẩm sinh học kháng vi sinh vật gây bệnh trên thực vật và động vật.
  • Nghiên cứu, phát triển và tối ưu hóa quá trình lên men trong sản xuất các hoạt chất giá trị từ vi sinh vật.
  • Nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi sinh vật sinh tổng hợp chất kháng sinh, enzyme và xây dựng quy trình công nghệ lên men sản xuất các chất kháng sinh và enzyme công nghiệp từ vi sinh vật để ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và y học.
  • Nghiên cứu hoàn thiện các kỹ thuật lên men vi sinh vật và sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm lên men truyền thống.
  • Nghiên cứu lên men các sản phẩm mới từ các sản phẩm nông nghiệp có sẵn phù hợp với thị hiếu hiện nay.
  • Nghiên cứu ứng dụng các vật liệu mới làm chất mang cố định tế bào và enzyme trong quá trình chuyển hóa sinh học tạo ra sản phẩm mới ứng dụng trong y học, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và bảo vệ môi trường.


5. Phòng thí nghiệm Miễn dịch học và Vắc xin

  • Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể liên quan đến cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm ở động vật.
  • Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật, phương pháp miễn dịch để phát triển các chế phẩm sinh học dùng cho chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh truyền nhiễm, không truyền nhiễm, bệnh do ký sinh trùng và một số bệnh khác.
  • Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin thế hệ mới trong phòng bệnh và đáp ứng miễn dịch đối với một số bệnh truyền nhiễm.
  • Thiết lập mô hình thí nghiệm in vitroin vivo (động vật thí nghiệm) đánh giá đáp ứng miễn dịch đối với tác nhân gây bệnh.
  • Nghiên cứu các giải pháp phòng và điều trị bệnh ở động vật bằng thảo dược và kháng thể.


6. Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử

         Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử có chức năng nghiên cứu khoa học, ứng dụng, sản xuất và thử nghiệm một số sản phẩm phục vụ chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở người, động vật và thực vật; thực hiện các dịch vụ và hợp đồng khoa học công nghệ, xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm và di truyền trên người, động vật và thực vật; tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về ứng dụng một số kỹ thuật sinh học phân tử tiên tiến dùng trong nghiên cứu chẩn đoán bệnh; tư vấn xây dựng, vận hành phòng thí nghiệm sinh học phân tử và các hoạt động khoa học công nghệ khác.


7. Viện Tài nguyên và Môi trường

        Viện Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ và cung ứng những dịch vụ tư vấn chất lượng cao đối với các lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường, Nông-Lâm-Ngư nghiệp, phục hồi hệ sinh thái và biến đổi khí hậu.


8. Trung tâm chăm sóc và chữa trị vật nuôi

         Trung tâm có chức năng thực hiện các dịch vụ chăm sóc, phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị cho vật nuôi. Cung cấp dịch vụ thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc và chữa trị bệnh vật nuôi.


9. Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng kỹ thuật Y sinh tiên tiến

          Nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học, phát triển các công nghệ nền và ứng dụng công nghệ nền để tạo ra các sản phẩm khoa học có giá trị đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội; ươm tạo và chuyển giao công nghệ; thực hiện, cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ theo nhu cầu của xã hội; thương mại hóa sản phẩm; đào tạo và liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ về sinh học, công nghệ sinh học và các lĩnh vực liên quan với các đơn vị trong và ngoài Đại học Huế để cung cấp nguồn nhân lực công nghệ cao cho xã hội.


10. Bộ môn Sinh học và Công nghệ sinh học ứng dụng

          Tổ chức đào tạo, liên kết đào tạo đại học và sau đại học; thực hiện nghiên cứu khoa học, tư vấn và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Sinh học và Công nghệ sinh học ứng dụng; Nông nghiệp hữu cơ khi có nhu cầu.

Tiếng Việt