CHƯƠNG TRÌNH
“EDUBIOFARM: HƯỚNG NGHIỆP VÀ TRẢI NGHIỆM VỀ CÔNG NGHỆ
SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ”
TẠI VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ
——————oOo——————
Thông tin chung về các chương trình hướng nghiệp và trải nghiệm EDUBIOFARM1. Đối tượng: Lứa tuổi mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông, sinh viên và các đối tượng khác2. Thời gian: Tất cả các tháng trong năm3. Địa điểm: Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế – đường Nguyễn Đình Tứ (đường Tỉnh lộ 10 cũ), Phường Phú Thượng, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế |
Giới thiệu
EDUBIOFARM là chương trình hướng nghiệp và trải nghiệm ngoại khóa kết hợp giáo dục và vui chơi theo chủ đề tìm hiểu về công nghệ sinh học và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Chương trình hướng tới lứa tuổi mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sinh viên và các đối tượng khác được tổ chức bởi Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế (Viện). Chương trình được tổ chức tại trụ sở chính có tổng diện tích 3,9 ha toạ lạc tại đường Nguyễn Đình Tứ (đường Tỉnh lộ 10 cũ), Phường Phú Thượng, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với vị trí nằm gần trung tâm, khuôn viên rộng rãi, rất thuận lợi cho việc trải nghiệm và đưa đón các bạn học sinh đến tham gia chương trình.
Ai có thể tham gia EDUBIOFARM?
EDUBIOFARM chào đón các lứa tuổi từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đến sinh viên và học viên. Các chương trình được thiết kế phù hợp với lứa tuổi khác nhau.
Tại đây bạn có thể trải nghiệm những gì?
Tại đây bạn sẽ được vừa học tập, vừa vui chơi trải nghiệm thông qua các hoạt động như tham quan vườn cây rau ăn lá, vườn cây ăn quả, vườn hoa, vườn cây dược liệu, tìm hiểu và thực hành các phương pháp nhân giống cây trồng, trồng cây, thu hoạch và đóng gói rau quả theo mùa, chăm sóc động vật. Bên cạnh đó chương trình còn chú trọng hướng các em đến việc đam mê nghiên cứu khoa học thông qua việc giới thiệu các phòng thí nghiệm, chức năng của máy móc và trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu về công nghệ sinh học; hay trải nghiệm các phương pháp thí nghiệm liên quan đến công nghệ sinh học và ứng dụng của các nghiên cứu về công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Các chương trình dành cho các lứa tuổi như sau:
1. Chương trình “BÉ THĂM VƯỜN”: Dành cho lứa tuổi mầm non
Mục tiêu: Giúp bé làm quen với nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp cũng như nhận thức trực quan về cây trồng, vật nuôi.
Thời gian: từ thứ hai đến chủ nhật
Thời lượng: 1 buổi (từ 8h đến 11h sáng hoặc 2h đến 5h chiều)
Nội dung hoạt động:
a) Tham quan Bảo tàng công cụ Công nghệ sinh học và Nông nghiệp hữu cơ và tham quan các sản phẩm khoa học công nghệ
b) Tham quan vườn cây ăn quả, vườn rau và vườn hoa
c) Tham quan mô hình nuôi động vật
d) Chăm sóc và thu hoạch sản phẩm nông nghiệp
Kinh phí: 80.000 VNĐ/cháu
|
![]() |
![]() |
Tham quan Bảo tàng công cụ Công nghệ sinh học và Nông nghiệp hữu cơ |
Tham quan sản phẩm khoa học công nghệ |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tham quan vườn bí ngòi |
Tham quan vườn dưa chuột |
Tham quan vườn hoa hướng dương |
Tham quan vườn cà chua |
![]() |
![]() |
Nghe giới thiệu về động vật |
Tham quan chuồng thỏ |
![]() |
![]() |
![]() |
Chăm sóc vườn cà chua |
Chăm sóc vườn hoa hướng dương |
Chăm sóc vườn mướp |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Thu hoạch bí ngòi |
Thu hoạch cà chua |
Thu hoạch mướp |
Thu hoạch lạc |
Sản phẩm mang về nhà |
2. Chương trình “EM TẬP LÀM NÔNG DÂN”: Dành cho học sinh tiểu học
Mục tiêu: Giúp bé có thêm kiến thức thực tế về sản xuất nông nghiệp, khái niệm về nông nghiệp hữu cơ. Nhận thức trực quan về công cụ, máy móc, và sản phẩm nông nghiệp.
Thời gian: từ thứ hai đến chủ nhật
Thời lượng: 1 buổi (từ 8h đến 11h sáng hoặc 2h đến 5h chiều)
Nội dung hoạt động:
a) Tham quan Bảo tàng công cụ Công nghệ sinh học và Nông nghiệp hữu cơ, tham quan các sản phẩm khoa học công nghệ
b) Tham quan vườn cây ăn quả, vườn rau và vườn hoa
c) Thăm quan mô hình chuồng thỏ và cho thỏ ăn cỏ
d) Nhân giống cây, thu hoạch và đóng gói sản phẩm
Kinh phí: 80.000 VNĐ/em
|
|
Tham quan Bảo tàng công cụ Công nghệ sinh học và Nông nghiệp hữu cơ |
Tham quan sản phẩm khoa học công nghệ |
![]() |
![]() |
![]() |
Tham quan vườn măng tây |
Tham quan vườn rau ăn lá |
Tham quan vườn bầu, bí |
![]() |
![]() |
![]() |
Giới thiệu về thỏ |
Hướng dẫn các cháu cách chăm sóc |
Hướng dẫn các cháu cho thỏ ăn |
![]() |
![]() |
||||||||
Hướng dẫn các cháu làm bầu và ươm giống cây
|
3. Chương trình “EM TẬP LÀM NHÀ KHOA HỌC”: Dành cho học sinh trung học cơ sở
Mục tiêu: Giúp các bạn nhỏ tiếp cận kiến thức về Công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ; làm quen với các nghiên cứu khoa học ở phòng thí nghiệm; trải nghiệm các phương pháp nhân giống và trồng cây.
Thời gian: từ thứ hai đến chủ nhật
Thời lượng: 1 buổi (từ 8h đến 11h sáng hoặc 2h đến 5h chiều)
Nội dung hoạt động:
a) Giới thiệu về lĩnh vực nghiên cứu, tham quan Bảo tàng công cụ Công nghệ sinh học và Nông nghiệp hữu cơ, tham quan các sản phẩm khoa học công nghệ
b) Tham quan các phòng thí nghiệm
c) Tìm hiểu và thực hành kỹ thuật nhân giống và trồng cây rau quả và cây dược liệu
d) Thu hoạch và đóng gói sản phẩm
Kinh phí: 80.000 VNĐ/em
![]() |
![]() |
![]() |
Giới thiệu về các lĩnh vực nghiên cứu |
Tham quan Bảo tàng công cụ Công nghệ sinh học và Nông nghiệp hữu cơ |
Tham quan sản phẩm khoa học công nghệ |
![]() |
![]() |
![]() |
Tham quan phòng TN Công nghệ Gen |
Tham quan phòng TN Tế bào |
Tham quan phòng TN Sinh học phân tử |
![]() |
![]() |
Tham quan và tìm hiểu về cây rau quả |
Tham quan và tìm hiểu cách sử dụng phân bón hữu cơ cho rau ăn lá |
![]() |
![]() |
![]() |
Thực hành phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính |
Thực hành làm luống trước khi trồng cây |
Thực hành trồng cây |
![]() |
![]() |
Thu hoạch rau | Sản phẩm mang về nhà |
4. Chương trình “EM LÀ NHÀ KHOA HỌC”: Dành cho học sinh trung học phổ thông
Mục tiêu: Giúp các bạn trẻ tìm hiểu các kiến thức về công nghệ sinh học và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, làm quen với nghiên cứu khoa học và thực hành trong phòng thí nghiệm.
Thời gian: từ thứ hai đến chủ nhật
Thời lượng: 1 buổi (từ 8h đến 11h sáng hoặc 2h đến 5h chiều)
Nội dung hoạt động:
a) Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện
b) Tham quan các phòng thí nghiệm và khu thử nghiệm
c) Giới thiệu kiến thức và kỹ năng thực hành một số lĩnh vực về công nghệ sinh học
d) Thực hành chuyên môn tại phòng thí nghiệm
Kinh phí: 80.000 VNĐ/em
![]() |
![]() |
Giới thiệu về Viện và các lĩnh vực nghiên cứu |
Giới thiệu và tham quan sản phẩm khoa học công nghệ |
![]() |
![]() |
![]() |
Tham quan phòng thí nghiệm và tìm hiểu chức năng của trang thiết bị công nghệ sinh học |
Tham quan nhà lưới |
Tham quan khu thử nghiệm |
![]() |
![]() |
![]() |
Giới thiệu kiến thức lý thuyết về Nuôi cấy mô tế bào thực vật, Thao tác thực hành vi sinh vật trước khi thực hành tại các phòng thí nghiệm của Viện |
Giải đáp thắc mắc của học sinh |
Giới thiệu kỹ năng thực hành |
![]() |
![]() |
![]() |
Thực hành sử dụng micropipette |
Thực hành sử dụng kính hiển vi |
Thực hành cấy mẫu sử dụng tủ an toàn sinh học |
5. Chương trình “NHÀ KHOA HỌC TRẺ”: Dành cho sinh viên, học viên
Mục tiêu: Giúp các bạn sinh viên tiếp cận với các hướng nghiên cứu và thành tựu trong lĩnh vực Công nghệ sinh học và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Viện và cập nhật các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Thời gian: từ thứ hai đến chủ nhật
Thời lượng: 1 buổi (từ 8h đến 10h30 sáng hoặc 2h đến 4h30 chiều)
Nội dung hoạt động:
a) Giới thiệu về Viện, hướng nghiên cứu và các sản phẩm khoa học công nghệ
b) Tham quan phòng thí nghiệm, tìm hiểu chức năng của các máy móc và trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu về công nghệ sinh học, tham quan các khu thử nghiệm
Kinh phí: 40.000 VNĐ/bạn
![]() |
![]() |
![]() |
Giới thiệu về Viện và các hướng nghiên cứu |
Tham quan sản phẩm khoa học công nghệ |
![]() |
![]() |
![]() |
Tham quan phòng thí nghiệm và giới thiệu các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu |
Giới thiệu các nghiên cứu khoa học đang triển khai |
Tham quan khu thử nghiệm |
Ưu điểm của chương trình
Với một không gian tránh xa khói bụi thành phố cùng với các trải nghiệm về nông trại và khoa học thực tế sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ được giá trị của cuộc sống, của thực phẩm và bảo vệ môi trường sống. Ngoài ra, các hoạt động trải nghiệm thực tế này giúp các em liên hệ và hiểu rõ hơn những kiến thức trong sách giáo khoa vốn mang nặng tính lý thuyết, từ đó có thêm động lực và hứng thú với việc học tập.