PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG TẢO SILIC SKELETONEMA COSTATUM TỪ VÙNG BIỂN THỪA THIÊN HUẾ ĐỂ LÀM THỨC ĂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 Nội dung tóm tắt: Tảo Skeletonema costatum là một trong các loài tảo silic được sử dụng phổ biến để làm thức ăn cho thủy sản. Trong nghiên cứu này, 15 chủng tảo silic Skeletonema costatum đã được phân lập tại tỉnh Thừa Thiên Huế và được đưa vào nhân nuôi thành công trong môi trường nhân tạo (môi trường F/2, điều kiện phòng thí nghiệm). Các chủng tảo có khả năng sinh trưởng khá đồng nhất. Một số chủng có tốc độ sinh trưởng cao là chủng SKVT21, SKTA41, SKTA12 và nhóm các chủng SKLC31, SKLC22 và SKCD22. Trong điều kiện thí nghiệm ban đầu, các chủng tảo phân lập được có hàm lượng protein, lipid và carbohydrate nằm trong khoảng trung bình đối với các chủng trong cùng một loài (hàm lượng protein 12–17 %, lipid 8,94–10,25 % và carbohydrate 3,8–8,09 % so với tổng sinh khối). Kết quả phân tích sinh hoá ban đầu kết hợp với khảo sát tốc độ sinh trưởng cho thấy một số chủng tảo tiềm năng để phát triển nghiên cứu tiếp theo là SKTA12, SKTA13, SKVT21, SKLC22 và SKLC31.

 Thể loại: Trong nước

 Tác giả: Nguyễn Thị Thu Liên, Lê Thị Tuyết Nhân, Hoàng Tấn Quảng, Nguyễn Hồng Sơn

 Đơn vị: Ban lãnh đạo viện, Phòng thí nghiệm Tế bào, Phòng thí nghiệm Công nghệ Gen

 Đăng tại: Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên (1859-1388)

 Tập, (số), trang: 127, 3B, 97-108

 Số ISSN/ISBN: 1859-1388

 Chỉ số Impact factor:

 Điểm số theo QĐ của HĐ chức danh GS Nhà nước:

 Năm công bố: 2018

 File đính kèm:

 Số lần xem: 113

 Ngày cập nhật:

Tiếng Việt