Nghiên cứu đa dạng protein dự trữ ở một số giống bưởi (Citrus grandis L.) bằng kỹ thuật điện di SDS

 Nội dung tóm tắt: Nghiên cứu đa dạng di truyền của các giống bưởi thu thập tại Thừa Thiên Huế bằng kỹ thuật điện di SDS cho thấy các loại đệm khác nhau đều có khả năng tạo ra các băng protein đa hình trên hình ảnh điện di, đệm Hirata cho phổ điện di có số băng nhiều nhất (từ 17-23 băng tùy theo giống). Trong số 67 băng protein thu được từ 6 đệm khác nhau có 34 băng giống nhau ở tất cả các mẫu nghiên cứu. Phân tích đa dạng di truyền cho thấy giống bưởi Thanh du có giá trị H0 cao nhất (5,00) còn giống bưởi Thanh trà thấp nhất (1,60). Trong 15 giống bưởi nghiên cứu, bưởi Thanh trà có sự đa dạng di truyền cao nhất, thể hiện qua giá trị HEP (0,93) và SENA (13,10) cao nhất. Các giống bưởi nghiên cứu có hệ số tương đồng Jaccard giao động từ 0,65-0,96. Giản đồ phả hệ của 15 giống được xây dựng nhờ thuật toán UPGMA dựa trên hệ số Jaccard cho thấy bưởi được chia thành 2 nhóm, nhóm A gồm 10 giống (độ tương đồng khoảng 75%) và nhóm B gồm có 5 giống có độ tương đồng cao hơn (khoảng 85%).

 Thể loại: Trong nước

 Tác giả: Hoàng Tấn Quảng, Nguyễn Đức Huy, Lê Thị Thu Hẳng, Cù Lê Nguyên

 Đơn vị: Phòng thí nghiệm Công nghệ Gen, Ban lãnh đạo viện

 Đăng tại: Tạp chí Khoa học, Đại học Huế

 Tập, (số), trang: 75B, 6, 125-133

 Số ISSN/ISBN:

 Chỉ số Impact factor:

 Điểm số theo QĐ của HĐ chức danh GS Nhà nước:

 Năm công bố: 2012

 File đính kèm:

 Số lần xem: 31

 Ngày cập nhật:

Tiếng Việt