Khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus Bloch, 1792)

 Nội dung tóm tắt: Nghiên cứu này đã được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và thực hành thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm Huế từ tháng 7/2012 đến 3/2013 với mục tiêu xác định khả năng thích ứng độ mặn của cá rô đầu vuông trong trường hợp tăng dần độ mặn và tăng đột ngột (sốc) độ mặn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành 2 thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Nội dung chính của 2 thí nghiệm là: i) tốc độ bắt mồi, ii) tỷ lệ cá bị mù mắt, và iii) tỷ lệ sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy: đối với thí nghiệm 1 tăng dần độ mặn (2‰/ngày), khi tăng đến độ mặn 30‰ sau một ngày theo dõi cho thấy cá không bắt mồi, tỷ lệ cá bị mù mắt 100%, tỷ lệ sống 45,15% (<50%) nên thí nghiệm 1 dừng lại; đối với các thí nghiệm 2 cho cá giống đang sống ở nước ngọt thả trực tiếp vào các độ mặn 0, 4, 8, 12, 16 và 20‰ thì ở các độ mặn 0, 4, 8, 12 và 16‰ tốc độ bắt mồi của cá nhanh, không xuất hiện cá bị mù mắt, tỷ lệ sống cao (>80%); Ở độ mặn 20‰: tốc độ bắt mồi của cá chỉ ở mức trung bình, không xuất hiện cá bị mù mắt nhưng tỷ lệ sống thấp (46,67%).

 Thể loại: Trong nước

 Tác giả: Ngô Hữu Toàn, Nguyễn Văn Khanh

 Đơn vị: Phòng thí nghiệm Công nghệ enzyme và protein

 Đăng tại: Tạp Chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

 Tập, (số), trang: 24, 87-91

 Số ISSN/ISBN:

 Chỉ số Impact factor:

 Điểm số theo QĐ của HĐ chức danh GS Nhà nước: 1

 Năm công bố: 2013

 File đính kèm:

 Số lần xem: 42

 Ngày cập nhật:

Tiếng Việt