Các hướng nghiên cứu dành cho các nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học trong Đại học Huế tại Viện Công nghệ sinh học

Thực hiện chủ trương của Giám đốc Đại học Huế, Ban KHCN&MT về xây dựng các nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học trong Đại học Huế, ngày 09/11/2018 Viện Công nghệ sinh học đã có công văn gửi các Ban KHCN&MT về việc phối hợp hướng dẫn các nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học giữa các giảng viên của các trường ĐH thành viên, đơn vị trực thuộc của ĐHH với các nhà khoa học của Viện.

Các nhóm sinh viên và giảng viên có thể lựa chọn các hướng nghiên cứu đang thực hiện ở Viện dưới đây:

1. PHÒNG TN CÔNG NGHỆ VI SINH

Hướng nghiên cứu Yêu cầu đối với sinh viên Quyền lợi
– Phân lập các chủng vi sinh vật đối kháng nhóm tác nhân sinh học gây bệnh trên thực vật và động vật thủy sản – Có kiến thức cơ bản và một phần chuyên sâu về vi sinh, sinh học phân tử, động học enzyme, tin sinh học

– Thời gian làm việc tại PTN: Ít nhất 10 tháng kể từ khi bắt đầu tiếp nhận đến thời điểm tốt nghiệp

– Đảm bảo thời gian làm việc ở PTN đủ để thực hiện đầy đủ các thí nghiệm

– Chi trả các khoản chi phí phát sinh theo yêu cầu của Viện CNSH hoặc cơ sở đào tạo

– Tuân thủ đầy đủ nội quy PTN và các quy định khác của Viện CNSH

– Được tạo điều kiện làm việc tại PTN của Bộ môn

– Được cung cấp hóa chất, vật tư tiêu hao

– Tác giả chính hoặc đồng tác giả khi kết quả được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế

– Ưu tiên hỗ trợ tối đa đối với các kết quả đủ khả năng đăng ký giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp ĐH Huế hoặc toàn quốc

– Các quyền lợi khác theo quy định của Viện CNSH và cơ sở đào tạo

– Phân lập các chủng vi sinh vật sinh tổng hợp enzyme nhóm: glucanase, peroxidase, chitinase
– Phân lập gen mã hóa enzyme nhóm peroxidase từ vi sinh vật
– Biểu hiện tái tổ hợp trong vi sinh vật: Escherichia coliPichia pastoris
– Ứng dụng enzyme nhóm peroxidase xử lý hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm: kháng sinh, màu tổng hợp
– Phân tích mức độ biểu hiện nhóm gen laccase của nấm Fusarium oxysporum dưới điều kiện nuôi cấy stress (cao học)

 

2. PHÒNG TN CÔNG NGHỆ GEN

Hướng nghiên cứu Yêu cầu đối với sinh viên Quyền lợi
– Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học bằng công nghệ DNA tái tổ hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp – Có kiến thức cơ bản và một phần chuyên sâu về sinh học phân tử, tin sinh học, nuôi cấy mô tế bào thực vật

– Thời gian làm việc tại PTN: Ít nhất 10 tháng kể từ khi bắt đầu tiếp nhận đến thời điểm tốt nghiệp

– Đảm bảo thời gian làm việc ở PTN đủ để thực hiện đầy đủ các thí nghiệm

– Chi trả các khoản chi phí phát sinh theo yêu cầu của Viện CNSH hoặc cơ sở đào tạo

– Tuân thủ đầy đủ nội quy PTN và các quy định khác của Viện CNSH

– Được tạo điều kiện làm việc tại PTN của Bộ môn

– Được cung cấp hóa chất, vật tư tiêu hao

– Tác giả chính hoặc đồng tác giả khi kết quả được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế

– Ưu tiên hỗ trợ tối đa đối với các kết quả đủ khả năng đăng ký giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp ĐH Huế hoặc toàn quốc

– Các quyền lợi khác theo quy định của Viện CNSH và cơ sở đào tạo

– Nghiên cứu đa dạng sinh học các nguồn gen quý hiếm.
– Nghiên cứu cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở thực vật và vi sinh vật.
– Nghiên cứu bảo tồn và nhân giống các nguồn gen thực vật, vi sinh vật có giá trị
– Nghiên cứu sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật và vi sinh vật


3. PHÒNG TN TẾ BÀO

Hướng nghiên cứu Yêu cầu đối với sinh viên Quyền lợi
Phát triển sinh khối một số loài vi tảo silic, tảo lam và tảo lục nhằm mục đích làm thức ăn nuôi trồng thủy sản, thức ăn chăn nuôi, phân bón sinh học và một số ứng dụng liên quan khác –  Thuộc các ngành Sinh học, Công nghệ sinh học, Chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sản, Nông học

– Tuân thủ đầy đủ nội quy PTN và các quy định khác của Viện CNSH

– Được tạo điều kiện làm việc tại PTN của Bộ môn

– Các quyền lợi khác theo quy định của Viện CNSH và cơ sở đào tạo


4. PHÒNG TN MIỄN DỊCH HỌC VÀ VẮC XIN

Hướng nghiên cứu Yêu cầu đối với sinh viên Quyền lợi
– Phân lập các chủng vi sinh vật tác nhân sinh học gây bệnh và động vật trên cạn và thủy sản – Có kiến thức cơ bản và một phần chuyên sâu về vi sinh, sinh học phân tử, động vật học, thú y

– Thời gian làm việc tại PTN: Ít nhất 10 tháng kể từ khi bắt đầu tiếp nhận đến thời điểm tốt nghiệp

– Đảm bảo thời gian làm việc ở PTN đủ để thực hiện đầy đủ các thí nghiệm

– Chi trả các khoản chi phí phát sinh theo yêu cầu của Viện CNSH hoặc cơ sở đào tạo

– Tuân thủ đầy đủ nội quy PTN và các quy định khác của Viện CNSH

– Được tạo điều kiện làm việc tại PTN của Bộ môn

– Được cung cấp hóa chất, vật tư tiêu hao

– Tác giả chính hoặc đồng tác giả khi kết quả được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế

– Ưu tiên hỗ trợ tối đa đối với các kết quả đủ khả năng đăng ký giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp ĐH Huế hoặc toàn quốc

– Các quyền lợi khác theo quy định của Viện CNSH và cơ sở đào tạo

– Phân lập một số chủng vi sinh vật có lợi sử dụng trong thức ăn và xử lý môi trường chăn nuôi
– Tách chiết kháng thể từ lòng đỏ trứng gà sử dụng trong phòng và trị cho gà, lợn, cá
– Biểu hiện tái tổ hợp trong vi sinh vật: Escherichia coli
– Phát triển các Kit chẩn đoán  nhanh, như ELISA, sắc ký miễn dịch, Vắc xin tái tổ hợp cho vật nuôi
Tiếng Việt